Tập đoàn Bcons giải tỏa 10 nỗi lo cho người mua nhà với Bcons City
Năm 2025 là một năm khá đặc biệt với học sinh lớp 12 trong bối cảnh có nhiều thay đổi trong giáo dục và nhiều chuyển động từ cuộc sống. Học sinh lớp 12 năm nay không tránh khỏi lo lắng khi vừa thi theo chương trình mới, cách ra đề thi tốt nghiệp THPT 2025 thay đổi, lại vừa xoay xở khi đợt ôn thi nước rút lại là thời điểm thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm. Việc chọn ngành nghề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng dưới sự sự phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo…Trong thời điểm này, Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên thực hiện càng có ý nghĩa với các học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học để chọn ngành học phù hợp.Vụ 'bác sĩ Trần Khoa' lừa đảo tiền từ thiện: Các nạn nhân cần liên hệ ngay Công an TP.HCM
Sáng 6.2 (mùng 9 Tết Nguyên đán), hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, H.Tuy An, Phú Yên) để xem hội đua ngựa, tận hưởng bầu không khí lễ hội dân gian truyền thống có một không hai ở miền Trung.Hội đua ngựa năm nay có sự góp mặt của 32 "chiến mã" đến từ 4 xã: An Lĩnh, An Xuân, An Hiệp và An Thọ (H.Tuy An). Mỗi vòng đua gồm 4 ngựa tranh tài, chạy 2 vòng (2 km), sau đó chọn 8 ngựa nhanh nhất vòng bảng vào thi bán kết. 4 ngựa đoạt nhất và nhì ở vòng bán kết vào vòng chung kết tranh giải.Ngựa đua là các chú ngựa thồ hằng ngày, dùng để vận chuyển nông sản. Còn người đua ngựa là những nông dân chân lấm tay bùn. Chính vì vậy đã tạo nên hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc lạ, thú vị, khiến hàng ngàn khán giả được dịp cười sảng khoái.Lần đầu tiên đứng trước đám đông reo hò nên nhiều chú ngựa hoảng hốt, bỏ chạy khỏi đường đua. Không ít chú ngựa đã có lệnh xuất phát từ lâu nhưng... cương quyết không chạy, phải nhiều người rượt đuổi, la hét, đánh vào mông mới chịu... nhấc bước.Có chú ngựa đang chạy lại... không thích đua nữa, lạ đời hơn là có ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy nhanh về đích.Sau hơn 2 tiếng tranh tài, kết quả: giải nhất thuộc về ngựa số 23 (xã An Hiệp); giải nhì thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp); đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân) và ngựa số 15 (xã An Hiệp).Ông Nguyễn Hữu Sơn (điều khiển ngựa đua số 23) đoạt giải nhất cuộc đua năm nay. Ông Sơn cho biết không có bí quyết nào để dành chiến thắng. "Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng, chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sơn nói.Năm nào cũng về xem hội đua ngựa ở Gò Thì Thùng, ông Lưu Văn Khánh (70 tuổi, xã Hòa Trị, H.Phú Hòa, Phú Yên) vẫn rất hào hứng. "Tuy không chuyên nghiệp nhưng cả người lẫn ngựa đều rất nhiệt tình, tạo những tràng cười sảng khoái cho mọi người. Nhiều khi vì sự nghiệp dư này mà lễ hội để lại ấn tượng, cuốn hút người xem", ông Khánh nói.Ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết: "Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của H.Tuy An và đã có từ lâu đời. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và quảng bá nét đẹp văn hóa này đến rộng rãi trong cộng đồng người dân và cả nước. Từ đó thu hút đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của địa phương".
Ô tô trong tầm giá nào được người Việt chọn mua nhiều nhất?
Sáng 26 tháng chạp, sân bay Tân Sơn Nhất tấp nập người qua lại, ai nấy cũng gấp gáp tranh thủ những giây phút để về quê đoàn tụ với gia đình. Đứng nép tại góc sân bay sau chờ tới lượt làm thủ tục, nhiều người bày tỏ sự háo hức với giây phút được về quê với gia đình. Bà Nguyễn Thị Quyên (47 tuổi, quê ở H.Can Lộc, Hà Tĩnh) mừng đến rơi nước mắt trước khoảnh khắc được về quê đón tết sau ròng rã 36 năm. Người phụ nữ rời quê hương vào Bình Dương cùng người thân từ nhỏ, kể từ đó đến nay chưa một lần quay về quê đón tết. Cha bà hiện đã mất, mẹ mới vào miền Nam nên mong mỏi được về sửa sang mộ cho cha là khát khao của người phụ nữ suốt nhiều năm qua. Niềm hạnh phúc như vỡ òa với bà khi được tặng vé máy bay miễn phí để về quê đón tết và có cơ hội hoàn thành tâm nguyện của một người con. Bà Quyên làm công nhân giày da với mức lương cơ bản khoảng 5 triệu đồng/tháng. Gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ khi mấy năm gần đây chồng bị tai biến và qua đời. Người con gái đầu đã lấy chồng nhưng bà vẫn phải nuôi hai con trai sau ăn học. Bà rất muốn về quê nhưng đành xem đó là ước mơ xa vời vì không đủ kinh phí."Khi nghe tin được tặng vé máy bay về quê miễn phí tôi mừng không từ gì có thể tả được. Tôi dành dụm từ lâu được 30 triệu đồng cùng với anh chị em gom góp, về quê thăm lại hai bà cô và làm lại mộ cho cha. Trước đây, bà cô có gọi điện giục về, nói rằng nếu không có tiền sẽ hỗ trợ nhưng tôi không thể nhận được. Bản thân rời quê đi lập nghiệp không có cho họ mà còn nhận ngược lại sẽ thấy áy náy trong lòng. Tôi hạnh phúc vì được về thăm quê sau thời gian dài đằng đẵng", người phụ nữ xúc động chia sẻ.Chị Vương Thị Nhung (38 tuổi, quê ở Bắc Giang) vào Bình Dương làm việc hơn chục năm nay. Ở quê không có công ăn việc làm ổn định, người phụ nữ chấp nhận gửi hai con cho ông bà, khăn gói vào Bình Dương làm công nhân với mong ước có tiền gửi về quê. Mỗi năm, dù khó khăn đến đâu nhưng người phụ nữ vẫn có mong ước được về quê đón tết cùng cha mẹ và các con. Năm nay, quãng đường 1.500 km dường như ngắn lại khi bà được trao vé máy bay miễn phí."Những năm trước tôi đều đi xe khách về quê nhưng năm nay thời gian di chuyển được rút ngắn. Con tôi năm nay học cấp 3, hơn ai hết tôi hiểu con rất cần cha mẹ bên cạnh trong thời gian này. Vì vậy, tôi chắt bóp chi tiêu dành dụm chi phí về quê đón tết, động viên các con cố gắng học tập", chị Nhung nói. Là một người mẹ, người phụ nữ có mong mỏi duy nhất là được gần các con. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn nên chị đành chấp nhận cố gắng làm xa nhà thêm ít năm nữa. Tết Nguyên đán năm nay, chị và các con sẽ gặp nhau, trò chuyện sau một năm xa cách. "Chồng tôi mấy năm nay sức khỏe hơi yếu nên không về cùng được. Hai vợ chồng cùng làm công nhân với mong mỏi lớn nhất là các con được học hành đầy đủ, tương lai tốt đẹp, không phải lam lũ như cha mẹ. Ở nhà tôi còn cha mẹ già, họ cũng đang háo hức chờ con về nhà", người phụ nữ chia sẻ. Chị Phan Thị Hương (34 tuổi, quê ở Nghệ An) hiện đang làm việc tại Long An. Chị cho biết, với những người làm việc xa nhà, gánh nặng tài chính luôn là vấn đề mình quan tâm. Vì vậy, 3 năm gần đây chị không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. "Lâu rồi không về quê đúng dịp tết, cả gia đình chị về ngày bình thường để giảm chi phí. Năm nay được nghỉ nhiều hơn và có chuyến bay miễn phí nên thấy yên tâm, hào hứng về quê. Giờ về tôi mang theo lạp xưởng đặc sản của Long An về làm quà cho mọi người", chị Hương bày tỏ.Chương trình "Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt tổ chức có 450 người bao gồm đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc cùng người thân của họ. Theo kế hoạch, chương trình gồm hai chuyến bay, từ TP.HCM đi tới Vinh khởi hành lúc 10 giờ 25 và từ TP.HCM đi Hà Nội khởi hành lúc 15 giờ 10 ngày 26 tháng chạp.
Hãng AP ngày 25.2 dẫn lời công tố viên Julian Christopher cho biết nhóm tội phạm ra tay trộm bồn cầu trong chưa đầy 5 phút tại Cung điện Blenheim (hạt Oxfordshire, đông nam nước Anh).Theo công tố viên Christopher, bị cáo Michael Jones đã điều nghiên Cung điện Blenheim hai lần trong những tuần trước vụ trộm. Hai bị cáo còn lại là Fred Doe và Bora Guccuk bị truy tố về tội âm mưu tiêu thụ của gian. Tất cả các bị cáo đều bác bỏ mọi cáo buộc. Dự kiến phiên tòa kéo dài trong 4 tuần.
Hương vị quê hương: Nấm đắng xào lòng heo
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.